Bật mí nội dung cuộc thảo luận tháng 12 của các lãnh đạo BITEX

Vào ngày 17/12/2016 các lãnh đạo BITEX lại có buổi hội thảo thường kỳ được tổ chức tại quán cà phê Vườn Thảo Mộc tại 554 Minh Phụng, 9, Quận 11, TP.HCM với chủ đề ủy thác công việc.

“Ủy thác trong công việc” là chủ để thiết thực, gần gũi với thực tế công việc hằng ngày chính vì vậy các lãnh đạo đã đưa ra được nhiều vần đề quan trọng để cùng thảo luận, rút ra kinh nghiệm và bài học để vừa quản lý hiệu quả vừa tạo môi trường công việc thuận lợi với sự san sẻ, tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau.

Cuộc thảo luận sôi nổi khi các lãnh đạo phân biệt khái niệm ủy thác và giao việc. Nhiều ý kiến được đưa ra nên hay không nên ủy thác công việc cho người khác? Liệu có sự vượt quyền kiểm soát nhân viên khi các lãnh đạo ủy thác công việc của mình cho họ? Liệu có sự khiên cưỡng khi nhân viên phải gánh thêm những công việc không phải của mình? Các lãnh đạo còn đề cập đến “nghệ thuật ủy thác” để sao cho vừa tiết kiệm thời gian cho những lãnh đạo đang quá tải công việc, vừa kích thích và phát huy khả năng của nhân viên, nâng hiệu quả công việc của cả phòng ban.

Từ các vần đề đặt ra, các lãnh đạo cũng chia sẻ những khó khăn thuận lợi nếu áp dụng ủy thác công việc cho cấp dưới cùng những trường hợp thực tế đã gặp phải qua đó rút ra bài học, cùng thống nhất những cách thức thực hiện.

DSC_0107_1

Giám đốc BITEX chi nhánh Hà Nội Nguyễn Đắc Lực đưa ra 6 điểm quan trọng khi thực hiện ủy thác bao gồm: Mục tiêu ủy thác, chọn việc ủy thác, chọn người ủy tác, thực hiện ủy thác, thông báo ủy thác và giám sát/đánh giá ủy thác…Theo anh, ủy thác công việc hợp lý sẽ giúp cải thiện tinh thần teamwork, tạo sự tin tưởng cho cấp dưới và công việc trôi chảy hơn.

Tổng Giám Đốc Trần Thanh Thảo chốt lại vấn đề, giá trị cốt lỗi của ủy thác công việc là phải quản trị được rủi ro, muốn quản trị được rủi ro bản thân lãnh đạo phải hiểu, tin tưởng nhân viên và biết liên tưởng đến nhiều tình huống trước khi ủy thác để có thể kiểm soát được. Mặt khác, thông qua chủ để ủy thác, TGĐ đưa ra mục tiêu 2017 với việc đẩy mạnh đào tạo từ nhân viên đến lãnh đạo từ chuyên môn, nghiệp vụ cho đến văn hóa ứng xử, đề xuất chỉ tiêu mỗi lãnh đạo phải có 100 giờ đào tạo nhân viên /năm. TGĐ còn nhấn mạnh về việc các lãnh đạo cần thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ kiến thức tạo môi trường thi đua, học hỏi để vừa nâng tầm lãnh đạo vừa tạo cơ hội phát triển sự nghiệp cho nhân viên.

 Các nội dung được thống nhất trong buổi thảo luận sẽ được chuyển về Ban kiểm soát nội bộ để soạn thảo bổ sung vào bộ nguyên tắc ứng xử của công ty sau đó phổ biến với tất cả thành viên và có thể đi vào áp dụng.