Những thói quen ai cũng mắc nhưng dễ khiến trẻ bị gù lưng, cong vẹo cột sống

Hàng ngày có những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng vô tình có thể khiến trẻ bị các bệnh về cột sống như nhức mỏi xương, cong vẹo cột sống, gù lưng… lâu ngày sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe, hình dáng của trẻ trong tương lai.

Cột sống đóng vài trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe, hình dáng con người. Đặc biệt, ở trẻ nhỏ - độ tuổi phát triển và hoàn thiện hệ xương. Chính vì vậy, ngoài quan tâm đến chiều cao, cân nặng ở con trẻ thì các bậc phụ huynh phải chú trọng theo dõi sự phát triển hệ xương sống của con.

tre-bi-gu-lung-cong-veo-cot-song-balo-chong-gu

Hình dáng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tâm lý của mỗi người

Theo thống kê, Việt Nam là một trong số các nước có tỷ lệ trẻ bị gù lưng, cong vẹo cột sống rất lớn. Và nguyên nhân gây nên các bệnh lý về xương này là do những thói quen sinh hoạt hàng ngày như sau:

Ngồi học sai tư thế

Cột sống có chức năng nâng đỡ trọng lượng cơ thể vừa bảo vệ bó dây thần kinh từ não xuống các khe đốt sống. Nhưng nếu khi trẻ ngồi sai tư thế như: ngồi nghiêng vẹo, ngồi viết cúi quá, nằm bò ra bàn, quỳ xuống mặt đất, một tay chống đầu một tay viết bài… diễn ra hàng ngày sẽ khiến lồng ngực bị thu hẹp dần thành phẳng, góc xương bả vai cách xa xương sống và dần dần sẽ nhô lên khiến trẻ bị gù lưng, cong vẹo cột sống.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Nhiều trẻ nhỏ có xu hướng chỉ thích ăn một nhóm hoặc món đồ ăn nào đó hay trẻ bị biếng ăn… khiến chế độ dinh dưỡng mất cân bằng. Trẻ đang trong giai đoạn phát triển hệ xương mà bị thiếu chất dinh dưỡng như: protein, vitamin, chất khoáng, đặc biệt là canxi… sẽ là một tác nhân gây ra các bệnh về xương ở trẻ.

Tiếp xúc với điện thoại trong thời gian dài

Cho trẻ dùng điện thoại thường xuyên, hàng ngày là một sai lầm rất lớn ở các bậc phụ huynh. Bởi ngoài ảnh hưởng đến trí não, tâm lý, hư mắt… thì cột sống cũng bị ảnh hưởng trầm trọng do trẻ luôn ngồi sử dụng không đúng tư thế hoặc giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài.

Mang cặp, balo kém chất lượng, không đúng tư thế

Đây là nguyên nhân lớn nhất mà hầu như các bậc phụ huynh không để ý và khiến tỷ lệ trẻ em bị gù lưng, cong vẹo cột sống tăng cao. Như ở Nhật Bản, chính phủ đã bắt buộc học sinh tiểu học phải sử dụng balo chống gù (cặp chống gù) nên tình trạng trẻ em mắc các chứng bệnh về xương sống rất thấp. Chính vì vậy, chọn dùng một chiếc cặp, balo chất lượng và đúng cách là vô cùng quan trọng.

balo-chong-gu-b.bag

Hãy dùng balo chống gù (cặp chống gù) cho con trong độ tuổi cấp 1, cấp 2

Ở lứa tuổi cấp 1, cấp 2 được khuyến cáo nên sử dụng balo chống gù (cặp chống gù) để hỗ trợ tối đa trong việc chống gù lưng, cong vẹo cột sống. Ngoài ra, hàng ngày phụ huynh phải kiểm tra sức nặng của cặp, balo không được vượt quá 10% trọng lượng cơ thể; sắp xếp đồ dùng hợp lý, những vật nặng thì để ngăn sát cột sống; luôn đeo cả hai dây quai đều hai vai, dây đeo cách thắt lưng không quá 10cm… Tuyệt đối trẻ không được đeo cặp, ba lô lệch về 1 bên, dây đeo quá dài hay xách ba lô bằng 1 tay.

Chính vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của con thì các bậc phụ huynh đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo ra các thói quen tốt hàng ngày của trẻ. Hãy hành động và để ý ngay hôm nay để giúp con phát triển toàn diện nhé.

 

Xem thêm:

B.bag tung BST balo chống gù “cùng bé mở cánh cửa tương lai”

Cận cảnh BST balo chống gù Dream Box: vô cùng siêu nhẹ và đẹp

Cách sử dụng cặp, ba lô đúng chuẩn để bảo vệ cột sống của con

B.Bag tung BST balo mẫu giáo Summer Camp: xua tan cái nóng mùa hè

Các tin khác :