Kỳ thi giải toán trên máy tính cầm tay: Sân chơi hữu ích cho học sinh cả nước

Thứ ba, 26/03/2013, 16:05 GMT+7
  • Chia sẻ tin này qua :
  • Chia sẻ qua Facebook
  • Chia sẻ qua Google+
  • Chia sẻ qua Twitter

Sáng ngày 23//03/2013, 1.494 thí sinh cả nước đã bước vào ngày thi đầu tiên, vòng thi cá nhân của cuộc thi Học sinh giỏi Giải toán trên máy tính cầm tay cấp quốc gia lần thứ 13 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

 

Sức hút từ sân chơi dành cho người yêu toán

Em Nguyễn Đức Long thí sinh đội tuyển Toán, Hà Nội cho biết: Đến gần những ngày thi quốc gia, em đã tìm tòi trên khắp các diễn đàn sưu tầm các đề thi năm trước để tập dợt. Ban đầu em đến với thể loại toán này vì được cô giáo chủ nhiệm khuyến khích tham gia thi Giải toán trên cầm tay tại trường nhưng qua vòng thi cấp trường, cấp huyện rồi cấp tỉnh, thời gian gắn bó và ôn luyện khiến em yêu thích lúc nào không hay.

 “Đề thi không có phần thi lí thuyết nên em tập trung vào những tìm cách giải hay, nhanh. Do học được nhiều cách  xử lí bài toán và thao tác quen trên máy tính cầm tay nên làm bài em đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Cũng nhờ vậy mà khi tham gia các kỳ thi trắc nghiệm, em thấy nhẹ nhàng hơn hẳn”.


 

Hình ảnh trong kỳ thi Quốc gia Giải toán trên máy tính cầm tay lần thứ 13

Nên hướng các em vào những kỳ thi ứng dụng thực tế như vậy

Thầy Nguyễn Quốc Huy, Giáo viên Toán trườnng THPT Quốc Oai (Hà Nội) dẫn học sinh đi thi tại cụm thi Hà Nội cho biết “Hiện nay, máy tính cầm tay là công cụ học tập không thể thiếu của các em học sinh. Tuy nhiên, nhiều em học sinh vẫn chỉ mới biết sử dụng máy tính như phương tiện cộng trừ nhân chia, chứ chưa tận dụng hết các tính năng của thiết bị công nghệ này. Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có nhiều kỳ thi ứng dụng như vậy để các em vừa học vừa phát triển kỹ năng ứng dụng công cụ tính toán hiện đại. Nó không chỉ phát huy khả năng học của các em trong trường lớp mà còn rất có ích trong cuộc sống hàng ngày”.

Cũng tham gia cùng đội tuyển tỉnh Quảng Bình tham dự kỳ thi tại Hà Nội lần này, thầy Nguyễn Thụy Thạch, chuyên viên Vụ Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Quản Bình cũng đồng tình với quan điểm nên phát triển các hoạt động tổ chức kỳ thi quy mô và chuyên sâu hơn, mở rộng các cấp lớp học thay vì chỉ tập trung vào lớp 9 và lớp 12 như hiện nay. Thầy cho biết, hiện Sở (GD & ĐT) tỉnh Quảng Bình cũng đang có ý kiến đề nghị Bộ GD & ĐT nên có chính sách khen thưởng cụ thể như cộng điểm, tuyển thẳng đại học… đối với các em đọat giải trong kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay cấp quốc gia như các kỳ thi quốc gia khác.

Kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay đã đi được một chặng đường dài gắn liền với hình ảnh một sân chơi toán học, năng động dành cho học sinh các cấp THCS, THPT, góp phần làm thay đổi thói quen sử dụng máy tính trong học sinh và giáo viên trong nhà trường. Theo thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, tiếp cận kiến qua việc sử dụng phương tiện học tập hiện đại, hữu ích và phù hợp như máy tính cầm tay “chính là cách tiếp cận khôn ngoan và thiết thực”.

Sẽ tiếp tục gắn kết với cuộc thi

Gắn bó với cuộc thi từ những ngày đầu tổ chức qua “Dự án thực hành giải toán bằng máy tính Casio”, đến nay Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Bình Tây (Bitex) đã đồng hành cùng cuộc thi suốt 13 năm.

Ông Nguyễn Xuân Dũng, TGĐ Công ty cho biết: Với tâm huyết phát triển Bitex trở thành cái tên gắn liền với những hoạt động đầu tư vì sự nghiệp giáo dục, Bitex cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng Bộ Giáo dục & Đào tạo thông qua hoạt động tài trợ kỳ thi, hỗ trợ các giáo viên trong việc tập huấn Thực hành Giải toán trên máy tính Casio và sẽ tiếp tục đem đến các sản phẩm máy tính Casio chất lượng, hiện đại, được bổ sung thêm nhiều tính năng mới, phù hợp với nền giáo dục Việt Nam.

Ý kiến của bạn